Chắc hẳn nhiều cha mẹ đã từng nhiều lần gồng mình lên, siết chặt tay để ngăn mình không lao ngay tới đỡ con khi con ngã xấp xuống nền đường và tự nhủ rằng “Vấp ngã con sẽ tự đứng dậy”, “ con cần tự đứng lên bằng đôi chân của mình” để mạnh mẽ và trưởng thành hơn.
Nhưng không phải người mẹ, người cha nào cũng đủ can đảm để nghĩ và làm được điều đó. Vì bản năng của cha mẹ luôn là bao bọc, chở che cho con, nhưng để con trưởng thành thì việc cha mẹ cần làm nhất đó là tạo cho con một môi trường rèn luyện, để con TỰ TRƯỞNG THÀNH còn cha mẹ chỉ là người đứng bên cạnh và khích lệ con.
Mỗi đứa trẻ giống như một hạt giống, đều ẩn chứa trong mình những điều kỳ diệu và đặc trưng riêng, con có thể ngọt ngào như cây mía, hoặc có thể kiên cường như cây Tùng hoặc ngát hương như hoa sen, hay cho quả ngọt như cây nhãn, việc bố mẹ cần làm là đặt con vào một môi trường phù hợp, có đủ đất, đủ ánh sáng, đủ nước và thời gian để con phát triển được hết khả năng của mình mà không phải cứ bọc hạt giống đó trong túi nilon cất vào trong tủ kín, lâu ngày nó sẽ bị mối mọt, mục nát và mãi mãi không thể nảy mầm.
Cảm giác đầu tiên mà một hạt mầm được gieo xuống đất đó là sự khó chịu khi rời xa môi trường quen thuộc, cảm giác bị đè nén khi đất ép lên, cảm giác bị đau rát khi có thật nhiều sỏi, đá cọ sát vào, rồi sự đau đớn đó càng gia tăng khi cơ thể ngày một phồng lên và sự đau đớn đó lên tới tột độ khi cơ thể nứt ra để sẵn sàng cho việc nảy mầm, hình thành 1 chổi non mỏng manh, bé tí xíu, cái chồi non đó lại phải len lỏi qua từng lớp đất đá cứng để vươn lên trên mặt đất, đón ánh bình mình.
Cũng vậy, như một lời tâm sự, mong phụ huynh thấu hiểu rằng, để rèn luyện một đứa trẻ thì các cung bậc cảm xúc “vui và đau” là không thể tránh khỏi.
Yêu thương đi cùng kỷ luật để giúp các con trưởng thành đó chính là phương châm mà Nội Trú Xanh Tuệ Đức áp dụng khi nhận các bé vào khu nội trú của trường.
Nội trú không chỉ là nơi để ở mà còn là nơi các con rèn tính nề nếp, kỷ luật của quân đội.
Các thầy cô sẽ chính là cha mẹ của các con từ thứ 2 tới thứ 5, cùng ăn, cùng ngủ, cùng rèn luyện với các con, mỗi lần nhìn thấy các con khóc vì nhớ nhà, nhìn các con khóc vì căng cơ khi rèn luyện là mỗi lần các thầy cô phải nhắc nhở bản thân mình cần mạnh mẽ.
Lớn lên bên cạnh đứa trẻ là cơ hội để người lớn chăm sóc lại “khu vườn” bên trong chính mình, cùng với các con các thầy cô cũng đang nỗ lực, rèn luyện để trưởng thành hơn mỗi ngày, để mang lại cho các con thân yêu những gì là tốt nhất, để nội trú là ngôi nhà thứ 2 của các con.