Chương trình học gồm 3 thành phần:
- Văn hóa – 50% thời lượng: Trên nền tảng chương trình Bộ GDĐT được triển khai theo phương pháp Kiến tạo.
- Kỹ năng – 25% thời lượng: Chương trình rèn luyện độc đáo chỉ có tại Tuệ Đức.
- Tiếng Anh – 25% thời lượng.
Phương pháp Kiến tạo
A. Tình huống dạy và học truyền thống:
B. Tình huống dạy và học Kiến tạo:
Huấn luyện Kỹ năng
Rèn luyện Nghị lực là một trong 3 gốc rễ không thể thiếu của cây Nhân cách sống mà Nhà trường chú trọng trang bị cho học sinh, làm hành trang vững chắc để bước vào đời, với những hoạt động huấn luyện kỹ năng độc đáo chỉ có tại trường Tuệ Đức.
Các môn kỹ năng giúp học sinh luôn nỗ lực, cố gắng đối diện với những yếu kém và khó khăn của chính mình, để từ đó vượt qua, hoàn thiện bản thân hướng đến chân, thiện, mỹ.
Qua từng tiết học Kỹ năng tưởng chừng như chỉ rèn luyện sức khỏe thể chất bên ngoài, nhưng ẩn chứa bên trong là sự phát triển của nội lực, để học sinh luôn vững vàng, bền bỉ trước những khó khăn trong cuộc sống với tâm bình an, kiên định. Để làm được điều đó, các giá trị cao đẹp giúp đời, giúp người, tri ân cuộc sống luôn được lồng ghép trong từng bài học, từng chuyến dã ngoại.
Từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm, yêu thương, giúp đỡ mọi người để học sinh chuyển hóa nhận thức và nuôi dưỡng Nhân cách sống.
Tiếng Anh "3 gốc rễ"
Trường Tuệ Đức hướng tới mục tiêu kép là học sinh vừa thành công trong lĩnh vực ngoại ngữ được công nhận bởi các chuẩn quốc tế, vừa trưởng thành hơn trong nhận thức, thái độ và hành động.
Để chuẩn bị cho các em trở thành những công dân toàn cầu, các giáo trình được chọn lọc trên tinh thần “3 gốc rễ” không những mở ra chân trời kiến thức đa dạng về thế giới mà còn giúp các em thấm nhuần những giá trị sống như yêu thương, chấp nhận mình và trân trọng sự khác biệt của thế giới.
Thông qua việc học ngoại ngữ, các em được rèn luyện những kỹ năng thiết yếu của thế kỷ 21 như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm và tư duy sáng tạo. Những gì các em học không xa rời thực tế theo phương châm “Mang thế giới vào trong lớp học, và từ lớp học bước ra ngoài cuộc sống.”