Trần Hưng Đạo (1228 – 20 tháng 8, 1300), còn được gọi là Hưng Đạo đại vương hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương là một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một nhà chính trị, nhà văn cũng như là Tư lệnh tối cao chỉ huy quân đội toàn quốc của Đại Việt thời nhà Trần.
Ông nổi tiếng trong lịch sử nước Việt với vai trò chỉ huy quân đội Đại Việt ba lần đẩy lùi quân Nguyên – Mông trong thế kỷ 13 (1258-1288). Chiến thắng của ông trước đội quân Nguyên – Mông dưới thời Hốt Tất Liệt là một trong những chiến công vĩ đại của lịch sử quân sự thế giới. Được coi là một trong những nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử dân tộc. Tư tưởng quân sự của ông đã được thể hiện rõ trong các luận thuyết, tác phẩm của mình.
Wikipedia
Câu nói hay của Trần Hưng Đạo
Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ
bỏ mình vì nước đời nào chắng có
Ví mấy người đó cứ khư khư
theo thói nữ nhi thường tình
thì cũng đến chết hoài ở xó cửa
Sao có thể lưu danh cùng trời đất
Muôn đời bất hủ được?
Câu chuyện hay về Trần Hưng Đạo
Ai cũng biết về Trần Hưng Đạo, vị tướng lừng danh lịch sử toàn thế giới với 3 lần đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông. Nhưng điều vĩ đại nhất trong con người ông là gì?
Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn là con trai của Khâm minh Đại vương Trần Liễu. Chú ruột của Trần Quốc Tuấn chính là vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh). Sinh ra đã mang dòng máu hoàng gia nhưng hoàn cảnh gia đình lúc bấy giờ của ông lại vô cùng phức tạp.
Thái sư khai quốc nhà Trần, Trần Thủ Độ vô cùng lo lắng khi vua Trần Thái Tông lên ngôi đã lâu mà chưa có con. Vì vậy, Trần Thủ Độ đã ép Trần Liễu phải “nhường” vợ lại cho em trai để có con nối dõi ngay trong lúc Thuận Thiên Công chúa đang mang thai. Như vậy khác gì Trần Liễu vừa mất vợ, vừa mất con?
Quá tức giận, Trần Liễu tập hợp quân chống lại nhưng không thành, nhưng vẫn được sống vì vua Thái Tông nhân thương anh, tha tội chết.
Nhưng cũng từ đó, Trần Liễu không nguôi hậm hực, không phục cho nên đi khắp nơi, tìm thầy giỏi, người tài dạy võ công, lễ giáo, văn chương cho con trai với mong muốn Trần Quốc Tuấn sau này sẽ thành người thập toàn thập mỹ, văn võ song toàn, có đủ phẩm chất để trả thù cho cha.
Sau này, khi Trần Liễu ốm bệnh, sắp gần đất xa trời có gọi Trần Quốc Tuần lại gần căn dặn: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì người cha này dưới suối vàng cũng không thể nhắm mắt”.
“Thù cha” không trả – xứng là vĩ nhân
Lời trăn trối của cha trước lúc lâm chung, dĩ nhiên ông phải “Dạ”, nhưng trong lòng Trần Quốc Tuấn không cho là chuyện nên làm.
Sinh ra đã được coi là bậc kỳ tài, văn võ song toàn, khôi ngô tuấn tú, thể chất hơn người, luôn bị người đời nghi kỵ khi được nhà vua tin dùng, nhưng Hưng Đạo Đại Vương vẫn luôn 1 mực giữ tấm lòng trung, sắt son không đổi.
Truyện kể rằng, có lần, ông cùng vua Trần Nhân Tông đi dạo, biết có kẻ nhòm ngó việc ông cầm gậy có bịt sắt đi cạnh. Thấy vậy, Trần Quốc Tuấn liền bẻ đôi cây gậy rồi bỏ đi.
Chỉ 1 hành động nhỏ trong khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng chính điều này khiến cho những lời gièm pha tự động biến mất.
Tương truyền, Trần Quốc Tuấn từng mang lời trăn trối của cha mình để thử lòng các con trai ông cùng các tướng như Yết Kiêu, Dã Tượng. Khi đó, không ai tán đồng việc “trả thù” ngoại trừ 1 người con của ông tên Trần Quốc Tảng.
Đến người ngoài còn biết trung nghĩa trái phải, vậy mà con ruột lại có ý đố bất chính, Trần Quốc Tuấn tức giận vì ý định muốn tranh ngôi đoạt vị của Quốc Tảng, ông mắng là đồ vong ân bội nghĩa, rồi từ mặt đuổi đi, mãi mãi không cho trở về gia tộc!
Có lần khác, đứng trước trận chiến lớn với quân Nguyên Mông, chính Trần Quốc Tuấn chủ động xóa tan nghi ngại với Trần Quang Khải, con trai lớn của Trần Cảnh. Hai người vốn là đầu mối của 2 chi, dĩ nhiên thừa hưởng “mối thù” từ đời cha.
Chuyện kể rằng: Hưng Đạo Vương chủ động mời thái sư Trần Quang Khải đến trò chuyện, chơi cờ rồi sai người đun nước thơm. Sau đó, ông tự tay kỳ lưng, tắm cho thái sư.
Đường đường là Quốc Công Tiết Chế của nhà Trần, vị trí không hề kém cạnh nhưng vẫn chủ động làm những việc đó, đủ thấy Trần Quốc Tuấn vị tha thế nào, gạt thù nhà để chung tay lo nghiệp nước.
Nguồn sưu tầm
Chuyện Trần Hưng Đạo tiếp Sứ
Cố nhịn để lo quốc gia đại sự đã là đáng kính, nhịn đến hết mức mà vẫn giữ được quốc thể thì lại còn đáng kính hơn. Hậu thế nói nhiều đến một Hưng Đạo Vương uy nghi trên bành voi trận, đã mấy ai nói đến một Hưng Đạo Vương ung dung mà đầy mưu lược trong tấm áo cà sa!
Tình hình đã căng thẳng lại càng có phần căng thẳng hơn. Phải đối phó với Sài Thung ra sao? Sách Đại Việt sử kí toàn thư (quyển 5, bản kỉ, tờ 41a và 41b) có một đoạn chép như sau: Thung ngạo mạn vô lễ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh, quân sĩ Thiên Trường ngăn lại. Thung dùng roi ngựa quất họ bị thương ở đầu. Đến điện Tập Hiền, thấy chăng đầy màn trướng, hắn mới chịu xuống ngựa. Vua sai Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp, Thung nằm khểnh không ra. Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp. Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn nghe thấy thế, tâu xin đến sứ quán xem Thung làm gì. Lúc ấy, Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng vào phòng. Thung đứng dậy, vái chào và mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, bởi cứ ngỡ người gọt tóc, mặc áo vải này là nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà, cùng uống với hắn. Sau, người hầu của Thung nhận ra ông, cầm cái tên chọc vào đầu Quốc Tuấn đến chảy máu, nhưng sắc mặt Quốc Tuấn vẫn không hề thay đổi. Khi về, Thung ra tận cửa tiễn ông.
Nguồn sưu tầm