Thomas Alva Edison ( – ) là nhà phát minh và thương nhân người Mỹ. Ông đã phát triển nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20 như máy quay đĩa, máy quay chuyển động và bóng đèn. Được đặt danh hiệu “Thầy phù thủy ở Menlo Park”, ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên ứng dụng các nguyên tắc sản xuất hàng loạt và lao động tập thể quy mô lớn vào quá trình sáng tạo, và vì thế, ông thường được coi là người đã tạo ra phòng nghiên cứu công nghiệp đầu tiên.
Edison là một nhà phát minh tài ba, với 1093 bằng sáng chế tại Mỹ, cũng như nhiều bằng sáng chế tại Anh, Pháp, Đức. Các sáng chế của ông về bóng đèn điện và các ứng dụng điện khác, các thiết bị thu âm và thu hình, có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, và là khởi điểm của những ngành công nghiệp mới trên khắp thế giới.
Wikipedia
Câu nói hay của Thomas Edison
“Tôi chưa thất bại. Tôi chỉ là đã tìm ra 10,000 cách không hoạt động.”
“I have not failed. I’ve just found 10,000 ways that won’t work.”
“Thiên tài một phần trăm là cảm hứng và chín mươi chín phần trăm là mồ hôi.”
“Genius is one percent inspiration and ninety-nine percent perspiration.”
“Bất mãn là sự sự cần thiết đầu tiên cho tiến bộ.”
“Discontent is the first necessity of progress.”
“Giá trị của một ý tưởng nằm ở cách sử dụng nó.”
“The value of an idea lies in the using of it.”
“Tôi chưa bao giờ vô tình làm điều gì, cũng như không phát minh nào của tôi đến từ sự vô tình; chúng đến từ lao động.”
“I never did anything by accident, nor did any of my inventions come by accident; they came by work.”
Câu chuyện hay về Thomas Edison
Bước ngoặt giúp con thành thiên tài của mẹ Thomas Edison
“Mẹ là người tạo ra tôi”, Thomas Edison nói về người khiến mình từ chỗ bị xem là đứa trẻ đần độn đến nhà phát minh của mọi thời đại.
Có nhiều câu chuyện chưa rõ tính xác thực xoay quanh thời thơ ấu của nhà phát minh bóng đèn điện, song tất cả đều dựa trên sự nỗ lực trong học tập, nghiên cứu của Thomas Edison (11/2/1847-18/10/1931) và vai trò của người mẹ vĩ đại.
Một giai thoại được kể lại từ khoảnh khắc giáo viên tiểu học của Thomas Edison viết thư cho mẹ cậu bé. Sau khi đưa thư cho mẹ, Edison hỏi bà về nội dung, mắt bà nhòe lệ khi đọc cho con từng chữ một: “Con trai bà là một thiên tài. Trường học này quá bé và không có giáo viên đủ tốt để đào tạo nó. Xin hãy để nó tự dạy chính mình”.
Rất nhiều năm sau, khi mẹ đã qua đời và Edison đã trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ, ông ngồi xem lại những vật dụng cũ trong gia đình. Đột nhiên, ông tìm thấy tờ giấy gấp lại trong góc ngăn kéo bàn. Ông mở ra và nhìn thấy dòng chữ được viết trên đó: “Con trai bà là một kẻ đần độn. Chúng tôi sẽ không để nó đến trường nữa”.
Edison đã khóc trong nhiều giờ liền, sau đó viết vào nhật ký: “Thomas Alva Edison là một đứa trẻ đần độn, nhờ người mẹ anh hùng mà trở thành thiên tài của thế kỷ”.
Thomas Edison biết mình bị giáo viên xem là có vấn đề về tâm thần. Trong lớp học của những năm 1800, Thomas Edison gặp nhiều khó khăn trong học tập bởi mắc chứng khó đọc. Rất ít người biết về chứng bệnh này vào thời điểm đó. Phải đến đầu những năm 1900, tức hàng chục năm sau khi Edison rời trường, những nghiên cứu đầu tiên về chứng khó đọc mới được thực hiện.
Theo ghi chép của Quỹ Giáo dục Kinh tế, năm 1854, thầy Reverend G. B. Engle đã miệt thị học sinh 7 tuổi Thomas Alva Edison là kẻ đần độn, tâm thần. Edison đã rời trường Port Huron, Michigan, ngôi trường chính thức đầu tiên cậu bé theo học.
Mẹ cậu, Nancy Edison, đã đưa cậu trở lại vào ngày hôm sau để thảo luận với thầy Reverend, tuy nhiên bà nổi giận với sự cứng nhắc của ông. Bà quyết định sẽ giáo dục con trai tại nhà, từ bỏ ngôi trường mà Edison mới theo học 3 tháng. Mặc dù Edison dường như có tham dự 2 trường học khác trong thời gian ngắn, song thiên tài này dành phần lớn tuổi thơ học tập ở nhà dưới sự hướng dẫn của mẹ.
Trong cuốn tiểu sử “Thomas Alva Edison: Nhà phát minh vĩ đại người Mỹ”, Louise Betts đi vào chi tiết, giải thích vì sao Edison gặp vấn đề với phong cách giảng dạy của thầy Reverend. Theo đó, đối với một đứa trẻ thường tìm hiểu mọi thứ theo cách của riêng mình và tự chơi một mình ngoài trời cả ngày dài, việc ngồi yên trong phòng học là điều rất khổ sở.
Reverend G. Engle, thầy giáo của Edison đã cùng vợ mình dạy bọn trẻ nhớ bài bằng cách đọc to lên. Khi một đứa trẻ quên mất câu trả lời, hoặc không học thuộc đủ tốt, thầy Reverend đánh nó bằng roi da. Vợ ông cũng tán thành cách giáo dục này với suy nghĩ đòn roi sẽ giúp hình thành thói quen học tập cho bọn trẻ. Đòn roi của bà thậm chí còn nặng hơn cả chồng.
Edison bối rối bởi cách dạy học này. Cậu bé không thể học trong nỗi sợ hãi. Cậu cũng không thể ngồi yên và ghi nhớ. Cậu thích nhìn ngắm mọi thứ bên ngoài và đặt câu hỏi. Nhưng Reverend Engle bực tức với các câu hỏi của Edison. Vì lý do này, cậu không học được bao nhiêu từ trường học trong mấy tháng đầu và luôn đạt điểm kém.
Sau này, khi chia sẻ về kinh nghiệm học tập, ông cho biết: “Tôi nhớ rằng mình chưa bao giờ tiến bộ ở trường. Tôi luôn đội sổ, cảm thấy các giáo viên không có cảm tình với mình, và bố tôi nghĩ tôi thật sự ngu ngốc”.
Tuy nhiên, cũng theo cuốn tiểu sử này, khi Edison nói với mẹ về việc thầy giáo gọi mình là kẻ đần độn, cả hai đã đến trường để tìm kiếm một lời xin lỗi. “Con trai tôi không đi thụt lùi, tôi tin như thế”, bà Edison nói. Bất chấp những nỗ lực của mẹ, vợ chồng ông Reverend không thay đổi suy nghĩ về học trò. Cuối cùng, bà Edison nhận ra mình nên làm gì. “Được rồi, tôi sẽ tự dạy nó ở nhà”, bà tuyên bố.
Edison không tin vào tai mình. Cậu bé nhìn mẹ, người phụ nữ đã đặt niềm tin ở mình và tự hứa với bản thân sẽ khiến mẹ tự hào. Cuối đời, Edison đã nói: “Mẹ là người tạo ra tôi. Bà khiến tôi cảm thấy có động lực sống, là người khiến tôi luôn cố gắng để không gây thất vọng”.
Nguồn sưu tầm