Albert Einstein (tiếng Đức: [ˈalbɐt ˈaɪnʃtaɪn] (Speaker Icon.svg nghe); 14 tháng 3 năm 1879 – 18 tháng 4 năm 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử).[2][3] Mặc dù được biết đến nhiều nhất qua phương trình về sự tương đương khối lượng-năng lượng E = mc2 (được xem là “phương trình nổi tiếng nhất thế giới”),[4] ông lại được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 “cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện”.[5] Công trình về hiệu ứng quang điện của ông có tính chất bước ngoặt khai sinh ra lý thuyết lượng tử.
Wikipedia
Khi bước vào sự nghiệp của mình, Einstein đã nhận ra cơ học Newton không còn có thể thống nhất các định luật của cơ học cổ điển với các định luật của trường điện từ. Từ đó ông phát triển thuyết tương đối đặc biệt, với các bài báo đăng trong năm 1905. Tuy nhiên, ông nhận thấy nguyên lý tương đối có thể mở rộng cho cả trường hấp dẫn, và điều này dẫn đến sự ra đời của lý thuyết về hấp dẫn trong năm 1916, năm ông xuất bản một bài báo về thuyết tương đối tổng quát. Ông tiếp tục nghiên cứu các bài toán của cơ học thống kê và lý thuyết lượng tử, trong đó đưa ra những giải thích về lý thuyết hạt và sự chuyển động của các phân tử. Ông cũng nghiên cứu các tính chất nhiệt học của ánh sáng và đặt cơ sở cho lý thuyết lượng tử ánh sáng. Năm 1917, Einstein sử dụng thuyết tương đối tổng quát để miêu tả mô hình cấu trúc của toàn thể vũ trụ.[6] Cùng với Satyendra Nath Bose, năm 1924-1925 ông tiên đoán một trạng thái vật chất mới đó là ngưng tụ Bose-Einstein của những hệ lượng tử ở trạng thái gần độ không tuyệt đối.
Câu nói hay của Albert Einstein
“Đừng phấn đấu để thành công mà hãy phấn đấu để mình có ích.”
“Strive not to be a success, but rather to be of value.”
“Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi chịu bỏ nhiều thời gian hơn với rắc rối.”
“It’s not that I’m so smart, it’s just that I stay with problems longer.”
“Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi.”
“Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is not to stop questioning.”
“Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là ở chỗ thiên tài luôn có giới hạn.”
“The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.”
“Nếu anh không thể giải thích đơn giản thì anh chưa hiểu đủ rõ.”
“If you can’t explain it simply, you don’t understand it well enough.”
Câu chuyện hay về Albert Einstein
1. Đề thi – đáp án
– Đúng vậy. – Einstein trả lời – Nhưng đáp án thì không giống nhau đâu.
2. Giải thích
Có một lần, một nữ phóng viên Mỹ hỏi Einstein:
– Giữa thời gian và vô tận có sự khác biệt nào?
Nhà bác học với giọng đôn hậu trả lời:
– Nếu tôi có thì giờ để giải thích cho cô sự khác biệt đó thì sẽ là sự vô tận trước khi cô hiểu điều đó.