Leonardo di ser Piero da Vinci (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 – tại Anchiano, Ý, mất ngày 2 tháng 5 năm 1519 tại Amboise, Pháp) là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và triết học tự nhiên.
Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý. Tên gọi của thành phố Vinci là nơi sinh của ông, nằm trong lãnh thổ của tỉnh Firenze, cách thành phố Firenze 30 km về phía Tây gần Empoli, cũng là họ của ông. Người ta gọi ông ngắn gọn là Leonardo vì “da Vinci” có nghĩa là “đến từ Vinci”, không phải là họ thật của ông. Tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci có nghĩa là “Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci”. Ông là tác giả của những bức hoạ nổi tiếng như bức Mona Lisa, bức Bữa ăn tối cuối cùng.
Wikipedia
Câu nói hay của Leonardo Da Vinci
“Học hỏi là điều duy nhất mà trí tuệ không bao giờ mệt mỏi, không bao giờ sợi hãi, và không bao giờ nuối tiếc.”
“Learning is the only thing the mind never exhausts, never fears, and never regrets.”
“Thời gian ở lại đủ lâu cho những người sẽ sử dụng nó.”
“Time stays long enough for anyone who will use it.”
“Từ lâu tôi đã để ý thấy rằng những người có thành tựu hiếm khi ngồi chờ mọi việc xảy đến với mình. Họ hành động và ảnh hưởng lên sự việc.”
“It had long since come to my attention that people of accomplishment rarely sat back and let things happen to them. They went out and happened to things.”
“Người gieo đạo đức gặt hái vinh dự.”
“Who sows virtue reaps honor”
“Mọi hành động đều cần được thúc đẩy bằng động lực.”
“Every action needs to be prompted by a motive.”
Câu chuyện hay về Leonardo Da Vinci
Vì sao khi mới học vẽ, Leonardo Da Vinci chỉ được vẽ trứng gà?
Từ thuở nhỏ, ông vẫn được mọi người gọi với cái tên thân thuộc là Leonardo. Thực chất “ Leonardo di ser Piero da Vinci “ có nghĩa là “ Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci”.
Bản thân cha của Leonardo là một công chứng viên có tiếng của vùng nên từ nhỏ, Leonardo đã không phải sống trong một hoàn cảnh éo le như bao nhà thiên tài khác.
Gắn bó phần lớn tuổi thơ của mình tại thành phố Firenze, thủ phủ của vùng Toscana, Ý. Cũng tại chính nơi đây, nguồn cảm hứng về âm nhạc và đặc biệt là hội họa của ông đã được hình thành…
Tài năng thiên bẩm của Leonardo đã sớm được phát hiện bởi một nghệ nhân hàng đầu về điêu khắc, hội họa thời bấy giờ, Andrea del Verrocchio, thông qua những tác phẩm được giới thiệu bởi cha ông.
Ngay lập tức, Ser Piero đã chọn Verrocchio làm thầy cho con trai mình và con đường hội họa của một vĩ nhân đã bắt đầu từ đó.
Khi mới chỉ 14 tuổi, bài học đầu tiên mà Leonardo được người thầy giao cho là vẽ trứng gà. Một bài học nhập môn nghe có vẻ đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn.
Ngày qua ngày, người học trò Leonardo vẫn phải vẽ đi vẽ lại những bức họa về quả trứng gà đó.
Cho đến một ngày, ông đã cảm thấy chán nản và đến phàn nàn với người thầy của mình rằng: “Vẽ trứng là điều đơn giản nhất trên Trái đất này, đến cả một đứa trẻ lên ba cũng có thể làm được”.
Câu trả lời của người thầy đáng kính sau đó dường như đã trở thành “kim chỉ nam“ cho sự nghiệp hội họa lẫy lừng sau này của Da Vinci:
Cậu bé lúc này đã chợt nhận ra ý nghĩa sâu xa từ bài học của người thầy rằng phải trải qua sự khổ luyện đến thuần thục thì mới có khả năng thể hiện được một cách thật chân thực mọi sự vật mình vẽ.
Cứ như vậy, Leonardo vẫn miệt mài vẽ trứng để tìm đến được sự hoàn hảo và dần trở thành một nhà họa sĩ tài ba, vang danh khắp thế giới.
Một trong những tác phẩm hội họa đầu tay của ông có thể kể đến “Thánh mẫu Benois” (1478). Và sau này đỉnh cao của nền mỹ thuật nhân loại là bức “Bữa ăn cuối cùng” và “Mona Lisa”
Một người thầy giỏi, một người học trò tài năng, dường như số phận đã đưa 2 con người này đến với nhau để tạo ra cho lịch sử nhân loại những tác phẩm trường tồn mãi với thời gian.
Tuy nhiên, xoay quanh về cuộc đời, sự nghiệp cũng như những tác phẩm của con người vĩ đại này, vẫn còn đó rất nhiều bí mật ẩn chứa bên trong mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa có lời giải đáp.
Nguồn sưu tầm
7 điều mà Leonardo da Vinci có thể dạy chúng ta về sự sáng tạo
Sự tò mò
Vốn dĩ con người ta sinh ra đã có sự tò mò, nhưng điều này sẽ bị “ăn mòn” theo thời gian.
“Hầu hết tất cả trẻ em đều có rất nhiều câu hỏi. Đó là lý do tại sao, trong khoảng 5 năm đầu tiên, trẻ em tiếp thu được rất nhiều kiến thức. Nhưng sau đó, chúng ta đưa chúng vào trường, nơi dạy chúng biết rằng câu trả lời quan trọng hơn là câu hỏi,” Gelb says.
Tuy nhiên, những nhà thiên tài như Da Vinci, họ duy trì một sự đam mê, tò mò trong suốt cuộc sống của mình.
Suy nghĩ độc lập
Sự độc lập trong suy nghĩ là yếu tố quan trọng cho sự sáng tạo và đổi mới mà tại đó chính là điểm để bạn tạo nên sự khác biệt. Vấn đề ở đây là mọi người thường có xu hướng nghe theo những ý kiến của các chuyên gia, và gần như mặc định đó là phương án tốt nhất.
Chính vì vậy, càng trở thành những chuyên gia, bạn càng phải biết cách tiếp thu những ý kiến khác nhau. Sau đó, việc chọn lọc các ý kiến và đưa ra những ý tưởng là lúc thể hiện sự độc lập trong suy nghĩ của bạn.
Vận dụng các giác quan
Trong công việc, sự lắng nghe và quan sát luôn được khuyến khích, tuy nhiên, dường như những lời khuyên đơn giản thật khó để lắng nghe khi mà xung quanh bạn có quá nhiều sự phân tâm.
“Người Ý có la dolce vita, với tình cảm ngọt ngào. Người Pháp có joie de vivre, niềm vui của cuộc sống,” Gelb says.
Nói về những quan niệm và những điều xảy ra ngay bây giờ, không chỉ giúp bạn có nhiều sự sáng tạo hơn mà còn giúp nội dung dễ dàng kết nối với cuộc sống.
Gelb giúp người kinh doanh tốt hơn trong việc kết hợp với các giác quan của mình bằng cách đào tạo biết cách đánh giá cái đẹp. Ông thực hiện điều này bởi khi họ nghe nhạc, thưởng thức nghệ thuật, họ sẽ biết cách để tạo nên sự sáng tạo riêng cho mình.
Không quá chắc chắn về bất cứ điều gì
Sự tự tin khi thực hiện một dự án là một nguyên tắc quan trọng của nhà lãnh đạo. Đừng quá chắc chắn về những gì mình biết, bởi chính điều này giới hạn sự sáng tạo của bạn.
“Tuy nhiên, bản chất của sáng tạo là sự bất ngờ, mà trước đó bạn không hề nghĩ tới. Đó chính là sự đổi mới. Và nếu bạn tiếp tục làm những điều cũ, bạn sẽ không làm được những điều mới . Nhưng khi bạn tạm ngưng điều cũ, điều mới không luôn luôn tự động xuất hiện” , Gelb nói. Arenaites hãy ghi nhớ điều này nhé!
Cân bằng giữa suy luận và thực tiễn
Ngày trước, người ta phân chia việc những người có bán cầu não phải phát triển hơn sẽ thiên về sáng tạo, tưởng tượng, trong khi bán cầu não trái phụ trách sự tính toán và suy luận. Ngày nay, bạn có cả 2 thứ.
Để mọi người có thể sử dụng hài hòa cả 2 bán cầu, Gelb dạy cho họ biện pháp “Bản đồ tâm trí”, một cách tổ chức những ý tưởng tích hợp sự suy luận và trí tưởng tượng, giúp mọi người tạo nên những ý tưởng hay hơn trong thời gian ngắn hơn.
Để làm điều đó, bạn bắt đầu bằng cách vẽ một cái gì đó đại diện cho chủ đề bạn đang suy nghĩ. Từ đó bạn tạo nên những liên kết tới sản phẩm trung tâm. Ví dụ, một củ hành bạn sẽ liên tưởng đến rau quả. Cà rốt khiến bạn nghĩ tới con thỏ và con mèo….
Gelb nói “Làm cho đến khi thành phản xa và vượt qua sự phán xét của mọi người.Chính điều này giúp đánh thức sự hoạt động của một trong hai bán cầu não, vốn dĩ bị “ngủ” quên quá lâu.
Cân bằng giữa trạng thái và thể trạng
Bạn có thể không biết rằng Leonardo là một vận động viên đặc biệt, được biết đến rộng rãi như là người đàn ông khỏe nhất ở Florence và một vận động viên tài năng, tay kiếm, và cưỡi ngựa.
“Chúng tôi nghĩ rằng sự sáng tạo như một bài tập trí tuệ nhưng nó đòi hỏi năng lượng rất lớn. Học cách nuôi dưỡng năng lượng cuộc sống của bạn để phục vụ cho những điều trên” Gelb nói.
Tạo nên sự kết nối mới
Tất nhiên dù bất cứ ai cũng rất khó khăn trong việc tạo ra những kết nối mới, nhưng làm như vậy là chìa khóa cho sự sáng tạo.
Một lần nữa, Gelb thích sử dụng “Bản đồ tâm trí”, mặc dù phải mất một thời gian để luyện tập.
“Lúc đầu, mọi người cảm thấy rất lộn xộn, mất thời gian, tuy nhiên, việc làm này tạo ra rất nhiều các từ khóa và hình ảnh với các hướng khác nhau”, ông nói.
Tạm kết…
Sự sáng tạo mang ý nghĩa sống còn đối với bất kỳ một marketer nào. Bạn có thể là một người có tài năng sáng tạo bẩm sinh, được rèn luyện trong một môi trường tuyệt vời, hoặc bạn sẽ học cách sáng tạo của người khác và biến nó thành của mình (tất nhiên không copy 100%). Con người ai cũng có thể sáng tạo, vậy nên đừng ép mình vào bất kỳ khuôn khổ nào hoặc coi ý kiến của một cá nhân hay tập thể là hoàn toàn đúng. Hãy nhường chỗ cho sự tư duy và suy nghĩ đổi mới!
Nguồn sưu tầm