Hướng dẫn viết truyện – buổi 1

Hướng dẫn viết truyện – buổi 1

I. CÁC BƯỚC CHUNG

Bước 1: Với một đề tài, một nhân vật, đọc nhiều lần, nhiều bài (5-10 bài)

Bước 2: Lọc ý chính cho dễ hiểu và phù hợp với lứa tuổi, bỏ phần thông tin không cần thiết (kiểu như sinh ngày tháng năm nào, bố mẹ con cái tên gì…). Đồng thời, viết lại trau chuốt hơn, diễn đạt trọn ý câu truyện.

Bước 3: Đặt câu hỏi theo mức độ từ dễ đến khó. Có 3 cấp độ, cho trẻ và người cùng đọc với trẻ

  • Dễ: gợi nhắc những thông tin về nhân vật, tình huống câu chuyện
  • Trung bình: liên quan về đời sống, phân biệt thiện/ác từ những tình huống thực
  • Khó: câu hỏi liên quan về nhân quả (Nếu…thì…? Tại sao…?… như thế nào?), bát chánh đạo, 3 độc (tham, sân, si, sợ hãi, kiêu mạn), 3 gốc (giới: đạo đức, lòng tốt; định: nghị lực vươn lên; tuệ: trí tuệ, hiểu biết)

II. KIẾN THỨC CẦN CÓ (được gọi là Chánh Pháp), phần này các bạn phải về tự học và tóm ý 1 số bài sau

  1. Hiểu rõ giới định tuệ (đạo đức, trí tuệ, nghị lực) => Nghe kỹ bài 4 vòng tròn đào tạo, 3 gốc
  2. Hiểu rõ về 3 độc (tham, sân, si), sợ hãi, bản ngã => Nghe kỹ bài 3 độc + cấu trúc thân tâm
  3. Hiểu rõ bát chánh đạo (và bát tà đạo) => Nghe bài 8 chánh đạo (TCQ, TNT, 8 chánh đạo con đường hạnh phúc)
  4. Đã học và nghiên cứu về nhân quả, tội phước, nghiệp báo (Nghe “câu chuyện số mệnh” & loạt bài nhân quả)
  5. Hiểu và chấp nhận các qui luật: Vô thường, được mất (bài “8 ngọn gió đời, cô Tâm Tâm”, “Trở về từ cõi sáng”)

III. KỸ THUẬT LỌC VÀ VIẾT LẠI TRUYỆN KỂ CHO BÉ

(ví dụ nằm trong bộ truyện mẫu)

1.Biên tập cho đoạn văn hợp lý

Với mục đích đưa bài học Chánh Pháp lồng ghép vào các câu chuyện, nên ta có thể biên tập lại phần nào để các câu chuyện trở nên hợp lý hơn, khoa học hơn. Làm sao nổi bật được ý mình muốn giáo dục cho bé.

Ví dụ:

Câu chuyện về vị danh tướng nhà Trần, Phạm Ngũ Lão vì lo nghĩ đến vận nước, không hề biết đến đoàn quân của Hưng Đạo Vương đang tiến tới, bị quân lính đâm mũi giáo vào đùi mà ông không hề biến sắc, điều này đã gây sự chú ý của Trần Hưng Đạo.

Chi tiết này có phần hơi phi lý, ta có thể điều chỉnh lại theo hướng: Với chí lớn nuôi giữ trong lòng nhiều năm, mong muốn cống hiến cho đất nước, Phạm Ngũ Lão đã đón đầu đoàn quân của Trần Hưng Đạo, khả năng tập trung phi thường giúp ông không hề biến sắc dù bị mũi giáo của quân lính đâm vào đùi. Chính điều này đã gây sự chú ý đến Trần Hưng Đạo.

2.Chọn lọc thông tin

Loại bỏ những thông tin nặng về con số

Mục đích đặt ra khi viết những câu chuyện này không đặt nặng các thông tin lịch sử (như ngày tháng năm sinh, địa điểm vùng miền, các chi tiết liên quan đến con số…) vì chúng khiến các bé cảm giác nặng nề khi đọc truyện và nếu nhớ thì đó chỉ là học vẹt, không có được sự thích thú thật sự khi đọc truyện.

Ví dụ:

Phạm Ngũ Lão sinh năm Ất Mão (1255), tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, nay là Ân Thi, Hưng Yên, mất năm Canh Thân (1320), thọ 65 tuổi. Ông là bậc danh tướng của triều Trần, từng có công lớn trong 2 cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Mông Nguyên lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288).

Khi Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo ráo riết chuẩn bị cho cuộc đọ sức lần thứ hai với quân Nguyên, Phạm Ngũ Lão xin ứng nghĩa theo quân đi đánh giặc. Nhờ có đức độ hơn người lại có biệt tài võ nghệ, Phạm Ngũ Lão được Trần Hưng Đạo vừa trọng dụng vừa thương như con.

Trần Hưng Đạo đã đem con gái nuôi của ông là Nguyên công chúa gả cho Phạm Ngũ Lão, đồng thời đem tiến cử cho vua Trần. Vua Trần phong ông đến chức Điện súy Thượng tướng quân, cho lập phủ đệ ngay trong vườn cau của triều đình tại kinh thành. Khi Phạm Ngũ Lão mất, vua thương tiếc mà nghỉ chầu đến năm ngày.

Một đoạn truyện dài như vậy, nhưng những thông tin ta chọn lọc lại thường khá ít. (phần chữ thường), những đoạn chữ in đậm không cần thiết phải đưa vào câu chuyện, vì chúng thường gây nhiễu, khiến người đọc không nắm bắt được thông điệp chính cần truyền đạt.

3.Tập trung ý chính cần truyền đạt

Trọng tâm ta hướng đến ý chính muốn giáo dục bé. Làm sao bé chỉ cần nhớ và hiểu được ý chính này. Loại bỏ bớt các yếu tố phức tạp, khó hiểu

Ví dụ:

Trích dẫn 1 câu chuyện từ “Luân Lý Giáo Khoa thư”- bộ sách giáo dục rất nổi tiếng của nước ta trước 1975, nói về tính tức giận:

Tiểu dẫn: VÌ TỨC GIẬN MÀ BỊ ONG ĐỐT

Đinh ra chơi ngoài vườn, thấy ở bụi cây có cái hoa đẹp, chạy lại hái, để vào mũi ngửi. Chẳng ngờ có con ong ở trong hoa, đốt ngay vào cằm, rồi bay đi mất. Đinh tức giận đuổi theo đánh con ong. Bỗng thấy gần đấy có tổ ong, càng giận thêm, liền lấy hòn đá ném vào giữa tổ. Đàn ong bay ra, xúm lại đốt Đinh sưng cả mặt. Ấy cũng vì tức giận mà phải chịu đau.

Ý chính

Khi ta nói điều gì, hay làm việc gì, ta phải giữ mình, đừng có nóng nảy, tức giận. Tức giận lên thì thường quên mất cả lẽ phải, và có khi sinh ra làm xằng (làm quấy).

Bài viết khá ngắn gọn nhưng trọng tâm ta đã nắm bắt được vấn đề câu chuyện muốn truyền đạt đó là sự nguy hại của tính nóng giận.

4.Lựa chọn từ ngữ, sắp xếp:

Đối tượng dành cho các bé khá nhỏ từ 4 tuổi trở lên, nên từ ngữ nên đơn giản về ý nghĩa, giúp bé không bị hiểu sai ý. Không phải tư duy phức tạp, phần khiến các bé phải tư duy nằm ở phần câu hỏi. Vì thế từ ngữ khi sử dụng phải rõ nghĩa, đồng thời hiện nay có tình trạng dùng sai ý nghĩa của từ. Người viết phải thường xuyên trau dồi, rèn luyện vốn từ.

Ví dụ: một từ thường hay dùng sai ý nghĩa là

“Vị tha” không có nghĩa là dễ tha thứ. Ta hay dùng: chúng ta nên có thái độ vị tha đối với những người nhận ra lỗi lầm. Nhưng thật ra ý nghĩa của từ này không phải vậy. Trong tiếng Hán-Việt, “vị” có nghĩa là vì ai, hoặc cái gì, còn “tha” là người khác, thành ra từ “vị tha” có nghĩa là “vì người khác”, ý nói người có đời sống tốt đẹp, biết hy sinh cho cộng đồng hoặc quan tâm, chia sẻ với nỗi niềm của những người xung quanh.

IV. PHƯƠNG PHÁP ĐẶT CÂU HỎI

1.Mục đích câu hỏi

  • Giúp trẻ có thần tượng là các Vĩ Nhân, Bác Học, Anh Hùng, Thánh Nhân, ngưỡng mộ nhân vật đạo đức và dám ước mơ hoài bão về những điều tốt đẹp cho cộng đồng.
  • Thông qua câu hỏi phải giúp trẻ so sánh mình với nhân vật để trẻ biết sửa đổi mình trong: thái độ cư xử, lời nói, hành vi từng ngày.
  • Giúp trẻ bắt chước những điều tốt và tránh xa điều xấu (và dám ngăn ngừa điều xấu)
  • Hình thành hiểu biết từng vấn đề, hiểu rõ nguyên nhân và kết quả (Nhân Quả) cho trẻ một cách gần gũi
  • Thông qua câu hỏi giúp trẻ định hình, nhận thức điều hay lẽ phải (chánh Pháp) thông qua: bát chánh đạo, 3 gốc, 3 độc…

2.Lưu ý khi đặt câu hỏi, câu nói, hành vi…

Không nên đặt những câu hỏi kích thích tâm THAM, SÂN, SI, Kiêu Mạn (tự cao).

Ví dụ 1: khi con bị bạn đấm 1 cái, con có dám đấm lại 3 cái không?

Đây không phải là câu hỏi về nghị lực, mà nó chỉ dấy khởi tâm sân giận của trẻ.

Ví dụ 2: khi con bị thằng ăn cướp đấm 1 cái, con có dám đấm lại 3 cái không?

Trả lời đúng: phải giỏi võ để đấm lại và bắt nó giao công an, không cho điều xấu ác lộng hành…

Ví dụ 3: khi con bị mất 1 cây viết, con có chôm lại 1 cây từ 1 bạn khác không?

Câu này kích thích tâm tham và gian dối, trả đũa, trộm cắp…

Ví dụ 4: khi ngồi vào bàn ăn, con phải biết cách chọn đồ ngon nhất cho mình nhé! Nếu không thì bị đám bạn nó lấy hết là mình dại mình khờ đó con (Trâu chậm uống nước đục, Khôn nhà dại chợ).

Ví dụ 5: thấy con đến lớp hay nhường nhịn, cho đi => Mẹ thấy lo lắng con mình chơi vậy thiệt quá

=> Phải xác định rõ là con mình cho đi là do bị bắt nạt hay do bé có lòng từ bi hơn chúng bạn?

-Nếu là bị bắt nạt: phải dạy võ cho trẻ mạnh mẽ (không ai dám bắt nạt)

-Nếu là bé có lòng tốt nhiều: phải khuyến khích nuôi dưỡng lòng từ bi này (rất quý đó). Tuy nhiên phải dạy trẻ thêm về Trí tuệ: bạn nào lợi dụng để xin thì không cho, bạn nào thiếu thốn thì nên cho…

Câu nói sai (giả sử bé có lòng tốt nhiều): Sao con khờ dại thế, đồ mình lại đem cho bạn, đúng là khôn nhà dại chợ… Mẹ cấm con chơi với mấy đứa bạn xấu tính đó.

Câu này vô tình giết chết tâm từ bi nơi trẻ (mà đúng ra phải nuôi dưỡng)

Ví dụ 6: Mẹ và con đi ăn Buffet. Câu nói sai: con đi lấy đồ ăn đi, cứ lấy nhiều vào, dư thì bỏ, tiền mình đã trả rồi mà (Câu này sai vì gây lãng phí, thể hiện tâm Tham, vị kỷ chỉ biết mình)

Ví dụ 7: Con gặp 1 vấn đề gì đó… thấy con loay hoay làm 1 lúc chưa xong, Mẹ nhảy vào làm hộ hoặc đứng ngoài chỉ dẫn: Con phải làm thế này, thế kia… vô tình đánh mất tính tập suy nghĩ giải quyết vấn đề và tập tự chịu trách nhiệm của con (Tâm Si, ỷ lại sẽ phát triển)

Ví dụ 8: Con được điểm cao (thành tích) thế là Ba Mẹ tổ chức linh đình, chụp hình các kiểu đưa lên FB (họ tự hào lắm) => Hành vi sai vì nó nuôi dưỡng Tâm Kiêu Mạn (tự cao), bị bám chấp vào thành tích, bị tăng tính sĩ diện… sau này mà bị điểm kém trẻ sẽ bị hụt hẫng, trầm cảm, tự ti…

Không đặt câu hỏi khiến trẻ phải học thuộc mới trả lời được.

Nên hướng đến việc trẻ cảm và hiểu;
Là người thổi hồn nhân cách cho trẻ. Chứ không học vẹt con số.

Vi dụ điển hình:

Cuốn “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” đã không được nhiều người biết tới, một phần vì cách kể chuyện đề cập quá nhiều về con số. Không thu hút người đọc.

Cuốn “Sử Ký Tư Mã Thiên” của Trung Quốc, đã được dịch sang rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới, vì nó nói về bài học lịch sử, ý nghĩa lịch sử, để người đọc lớn lên thành người.

Câu hỏi mượt mà, gợi ý rõ ràng

Câu hỏi không khô khan mà gần gũi ấm áp (cha mẹ hỏi con cái)

Ví dụ: Đại Việt Sử Ký => đọc thấy rất khô khan, chẳng thấy rõ được ý nghĩa hay bài học!

Kỷ Nhà Triệu(38)

Vũ Đế

Ở ngôi 71 năm [207 – 136 TCN], thọ 121 tuổi [256 – 136 TCN].

Họ Triệu, nhân lúc nhà Tần suy loạn, giết trưởng lại Tần, chiếm giữ đất Lĩnh Nam, xưng đế, đòi ngang với nhà Hán, hưởng nước truyền ngôi 100 năm mới mất, cũng là bậc vua anh hùng.

Họ Triệu, tên húy là Đà, người huyện Chân Định(39) nước Hán, đóng đô ở Phiên Ngung (nay ở tỉnh Quảng Đông)(40) .

Giáp Ngọ, năm thứ 1 [207 TCN], (Tần Nhị Thế năm thứ 3). Vua chiếm lấy đất Lâm Ấp(41) và Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vương.

Ất Mùi, năm thứ 2 [206 TCN], (Tây Sở Bá Vương Hạng Tịch năm thứ 1; Hán Vương Lưu Bang năm thứ I). Năm ấy nhà Tần mất.

[1b] Đinh Dậu, năm thứ 4 [204 TCN], (Sở Hạng Tịch năm thứ 3; Hán Lưu Bang năm thứ 3). Mùa đông, tháng 10, ngày 30, nhật thực. Tháng 11, ngày 30, nhật thực.

Mậu Tuất, năm thứ 5 [203 TCN], (Sở Hạng Tịch năm thứ 4; Hán Lưu Bang năm thứ 4). Mùa thu, tháng 7, sao Chổi mọc ở khu vực sao Đại Giác.

Kỷ Hợi, năm thứ 6 [202 TCN], (Hán Cao Đế năm thứ 5). Mùa xuân, tháng 2, Hán Vương lên ngôi hoàng đế. Năm ấy Tây Sở mất.

Quý Mão, năm thứ 10 [198 TCN], (Hán Cao Đế năm thứ 9). Vua sai hai sứ coi giữ hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

Ất Tỵ, năm thứ 12 [196 TCN], (Hán Cao Đế năm thứ 11) Nhà Hán đã định được thiên hạ, nghe tin vua cũng đã xưng vương ở nước Việt, mới sai Lục Giả sang phong vua làm Nam Việt Vương, trao cho ấn thao(42) và con so bổ đôi(43), thông sứ với nhau, bảo vua giữ yên đất Bách Việt, chớ cướp phá. Khi sứ

đến, vua ngồi xổm mà tiếp Lục Giả…

…Vua nói: “Ở đất Việt này không ai đủ để nói chuyện được. Nay ông đến đây hàng ngày tôi được nghe những chuyện chưa từng nghe.” Cho Giả đồ châu báu giá nghìn vàng để làm vật bỏ bao. Đến khi Giả về, lại cho thêm nghìn vàng nữa.

3.PHÂN LOẠI CÂU HỎI

CÂU HỎI THÔNG TIN (Câu hỏi dễ, nghiên về thông tin cơ bản, câu trả lời nằm sẵn trong đoạn truyện kể)

  1. Câu chyện trên kể về ai vậy con?
  2. Từ nhỏ gia đình của Tướng Phạm Ngũ Lão như thế nào vậy các con?
  3. Lúc đó đất nước chúng ta đang bị gì nào?

CÂU HỎI ĐẠO ĐỨC

  1. Nhà con có may mắn hơn Phạm Ngũ Lão không?
  2. Mặc dù nghèo nhưng Tướng Phạm Ngũ Lão có tự ti hoặc than phiền không các con?
  3. Ngược lại từ nhỏ ông đã có thái độ gì với đất nước các con?
  4. Trước nguy cơ giặc Nguyên Mông chuẩn bị xâm lược bờ cõi nước ta Phạm Ngũ Lão đã suy nghĩ gì vậy các con?
  5. Nếu một người mà hèn nhát thấy đất nước bị giặc xâm chiếm giết hại mà bỏ trốn theo giặc thì có xứng đáng với công ơn cha mẹ sinh thành không các con?
  6. Thay vì chỉ học văn hoặc học võ thôi nhưng Phạm Ngũ Lão đã học như thế nào các con?
  7. Tướng Phạm Ngũ Lão bị lính đâm xiên vào đùi chảy máu rất đau nhưng tại sao ông vẫn ngồi im bất động vậy con?
  8. Nếu con hay khóc nhè hoạc hễ bị ai chọc ghẹo, đau một chút là con khóc vậy con đã là người dũng cảm chưa?
  9. Con có yêu quý Tướng Phạm Ngũ Lão không?

CÂU HỎI NHÂN QUẢ, 3 gốc, 3 ĐỘC: (giúp trẻ phát triển trí tuệ – tư duy theo nhân quả)

  1. Từ nhỏ Tướng Phạm Ngũ Lão đã làm gì để lớn lên làm quan bảo vệ đất nước vậy con?
  2. Nếu một người mà chỉ mãi lo chơi, lười biếng không học tập thì theo các con người đó sẽ trở thành người như thế nào?
  3. Vậy các con có muốn mình sẽ trở thành người vô dụng, không có ích, bị mọi người khinh thường không?

CÂU HỎI BÁT CHÁNH ĐẠO:

Chánh kiến: (nguyên lý vận hành cuộc sống: nhân quả, vô thường. Hiểu rõ đúng sai & thiện ác, nên hay không nên. Quan điểm sống, Lẽ sống, niềm tin)

  1. Lẽ sống của Tướng Phạm ngũ Lão là sống để làm gì các con?
  2. Tụi con nghĩ như thế nào là một người yêu nước?
  3. Tụi con nghĩ như thế nào là một người yêu môi trường

Chánh tư duy: (suy nghĩ đúng hướng về: từ bi hỷ xả – bỏ vị kỷ, tăng vị tha, biết nghĩ cho bạn bè, ba mẹ, cộng đồng, đất nước, muôn loài, thiên nhiên. Suy nghĩ giải pháp để làm sao ngăn điều xấu, phát triển điều đúng, phát triển điều thiện, lan tỏa điều thiện)

  1. Trước nguy cơ giặc Nguyên Mông chuẩn bị xâm lược bờ cõi nước ta Phạm Ngũ Lão đã suy nghĩ gì vậy các con?
  2. Đất nước mình còn nghèo, còn nhiều người khổ các con có ước mơ gì?
  3. Hiện nay đất nước chúng ta đã được thanh bình, các con được cắp sách đến trường học tập vui chơi. Các con có biết ơn các anh hùng đã bảo vệ đất nước không?

Chánh ngữ: lời (nói mang lại lợi ích cho người khác)

22a. PNL đã nói câu gì với Trần Hưng Đạo, câu nói này có chân chính không?

22b. Các con có nói đề nghị Ba Mẹ cho tụi con được học Võ không? Các con nói ra sao?

22c. Các con có nói đề nghị Ba Mẹ cho tụi con được làm việc tốt không? Việc gì nào?

Chánh nghiệp: (việc làm tốt, tạo Phước)

Từ nhỏ Tướng Phạm Ngũ Lão đã làm gì để lớn lên làm quan bảo vệ đất nước vậy con?

  1. Theo con bảo vệ đất nước là việc tốt hay bán nước (được rất nhiều tiền) là việc tốt?
  2. PNL ra làm tướng thì có phải dạy dỗ, huấn luyện quân lính giỏi võ nghệ và yêu nước không?

Chánh mạng: (nghề nghiệp mưu sinh đúng đắn)

Ví dụ: Nếu để chọn một nghề nghiệp để sau này các con nuôi sống gia đình các con sẽ chọn nghề mang lại lợi ích cho mọi người và giúp đỡ được gia đình hay các con sẽ chọn nghề miễn sao có tiền là được rồi không quan tâm đến người khác và môi trường.

Chánh tinh tấn: (sự cố gắng, dũng cảm, nhẫn nại, bền bỉ, kiềm chế, chịu đựng, lỳ lợm, mạnh mẽ, dám đương đầu, dám chịu khó khổ, dám ngăn ngừa điều xấu: làm điều thiện, học tập, luyện tập và tu tập)

Ví dụ: Thái độ học tập và luyện tập võ thuật của Tướng Phạm Ngũ Lão như thế nào các con.

  1. Vậy bây giờ các con nguyện sẽ học tập và rèn luyện võ thuật như thế nào?
  2. Các con có cố gắng chịu đau nhất khi nào chưa? Kể cho cô nghe nào?
  3. Theo tụi con, nếu mình tham ăn, tham ngủ, tham xem tivi… và bị béo phì thì nên thế nào?