An toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng.

(trích Wiki)

Biểu đồ vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.

An toàn thực phẩm

Là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng.

Vệ sinh thực phẩm

Là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm là gì?

  • Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn.
  • Có nghĩa là: các chất độc từ việc tiêu hóa thực phẩm nhiễm bẩn, hoặc từ vi khuẩn, virus và vi sinh vật bám trên thức ăn, hoặc từ các chất độc trong thức ăn như các loại nấm độc.
  • Các vi khuẩn gây bệnh này thường bao gồm khuẩn hình que và E.Coli khiến cho thực phẩm bị nhiễm độc truyền nhiễm thông qua chất nôn hoặc phân.

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn
  • Tiêu chảy. Máu trong phân hoặc chất nôn
  • Sốt
  • Chán ăn
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Mất nước
  • Đau khớp và cơ

Trẻ có triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm do sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.

nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần…..). Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.

nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu….

nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.

nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

10 lời khuyên để phòng ngộ độc thực phẩm

Nguyên tắc 1: Chọn thực phẩm an toàn.

Nguyên tắc 2: Nấu chín kỹ thức ăn.

Nguyên tắc 3: Ăn ngay sau khi nấu.

Nguyên tắc 4: Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chính.

Nguyên tắc 5: Nấu lại thức ăn thật kỹ.

Nguyên tắc 6: Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn.

Nguyên tắc 7: Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác.

Nguyên tắc 8: Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn.

Nguyên tắc 9: Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác.

Nguyên tắc 10: Sử dụng nguồn nước sạch an toàn.

đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm